Những món ăn truyền thống ngày Tết

Chủ nhật, ngày 11/02/2024 - 08:36
Đã xem: 3,022 views

Tết là thời gian đoàn tụ, là dịp đoàn viên của mỗi gia đình. Chính vì vậy, những món ăn đậm đà hương vị Tết cổ truyền luôn được những người nội trợ chăm chút, tạo nên một bức tranh ẩm thực đầy sắc màu.

Mâm cơm truyền thống trong dịp Tết của nhiều gia đình.

Bánh chưng tượng trưng cho đất trời là biểu tượng không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền.

Bánh chưng, món ăn cổ truyền trong mỗi dịp Tết.

Tất cả được gói vuông vắn bằng lá dong, đun sôi trong 12 tiếng. Bánh chưng có sự dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh với vị béo của thịt mỡ, vị cay nhẹ của tiêu sẽ mang hương vị Tết thêm trọn vẹn, đầy đủ và sung túc.

Mâm cỗ truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu gà luộc và mâm cỗ Tết cũng vậy.

Gà luộc thường được để cả con để cúng gia tiên.

Thông thường gà sẽ được luộc nguyên con để cúng tổ tiên. Mọi người tin rằng, đầu năm mới khi ăn gà luộc sẽ giúp gia đình bạn có một năm mới thuận buồm, xuôi gió.

Đĩa nem rán giòn rụm thơm nức được coi là món "quốc hồn quốc túy" của người Việt Nam.

Nguyên liệu để làm nên món nem rán truyền thống.

Dù truyền thống hay hiện đại, mâm cỗ Tết sẽ không bao giờ thiếu nem rán. Nguyên liệu chính cho món nem rán gồm thịt nạc dăm, miến dong, mộc nhĩ, nấm hương, trứng, cà rốt, su hào, giá đỗ. Nem rán là một món ăn vừa có hương vị hấp dẫn lại vừa dung hòa được đầy đủ nguyên liệu từ tinh bột - rau - thịt ở mức vừa đủ, giúp ngày Tết vẫn đủ dinh dưỡng mà không bị đơn điệu.

Bát canh măng ngày Tết không cầu kì về nguyên liệu, chỉ có sự kết hợp của măng khô và chân giò nhưng lại đặc biệt thơm ngon và đòi hỏi người chế biến nhiều công phu, tỉ mỉ.

Canh măng được nấu với mọc, móng giò là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết

Khi thưởng thức, măng phải mềm, giòn mà vẫn không mất đi mùi vị đặc trưng. Được bưng bát canh hít hà làn hơi nóng tỏa ra xen lẫn mùi măng thơm nồng là cảm giác dù ai có đi đâu xa cũng khó lòng quên được.

Thịt đông được làm từ thịt lợn, đôi khi được sử dụng thêm cả gà và một chút bì lợn. Tất cả sau đó đều được ninh nhừ.

Nguyên liệu để làm nên món thịt đông ngày Tết.

Sau khi nấu xong nồi thịt được lấy ra khỏi bếp, múc ra từng bát nhỏ rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh. Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự thuận lợi, suôn sẻ trong cả một năm. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn như một lời chúc may mắn dành cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Mâm cỗ ngày Tết của mỗi gia đình.

Dù cuộc sống hiện đại và có nhiều thay đổi, thế nhưng những món ăn truyền thống vẫn là những món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết để mỗi người đều có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị quê nhà.

Theo TQĐT